Monday, March 21, 2011

Đồng chí Vũ Văn Ninh đến Đại sứ quán Nhật Bản chia buồn trước tổn thất do động đất, sóng thần


Chiều ngày 21/3/2011, Đồng chí Vũ Văn Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam thay mặt cho toàn thể cán bộ, công chức ngành Tài chính đã đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, chia buồn sâu sắc cùng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trước những tổn thất to lớn do động đất và sóng thần gây ra.

vu-van-ninh

Đồng chí Vũ Văn Ninh đến Đại sứ quán Nhật Bản chia buồn trước tổn thất do động đất, sóng thần

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh đã trao tặng tổng số 350 triệu đồng, số tiền do cán bộ, công chức ngành Tài chính quyên góp, trích một ngày lương để ủng hộ, nhằm chia sẻ những mất mát, thiệt hại to lớn do động đất và sóng thần gây ra tại Nhật Bản, qua đó chung tay giúp các nạn nhân của thiên tai tại Nhật Bản khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Phát biểu tại buổi trao tiền ủng hộ, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, những tổn thất to lớn mà nhân dân Nhật Bản đã và đang gặp phải đã gây xúc động cho toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân toàn Thế giới nói chung.

Ghi sổ tang, chia buồn và thăm hỏi những nạn nhân do động đất và sóng thần, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh đã viết: “Thảm hoạ động đất và sóng thần tại Nhật bản đã gây nhiều đau thương cho nhân dân Nhật Bản! Bộ Tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Nhật Bản . Chúng tôi vô cùng đau xót trước những mất mát to lớn mà nhân dân Nhật Bản đang phải gánh chịu! Chúng tôi tin tưởng rằng với ý chí kiên cường, nghị lực phi thường của người dân Nhật, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản sẽ vượt qua được khó khăn, thử thách này, tiếp tục xây dựng đất nước Nhật Bản phát triển!”

Thay mặt nhân dân bị thiên tai tại Nhật Bản, Ngài Tanizaki Yasuaki Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam chân thành cảm ơn những lời thăm hỏi ân cần, nồng ấm và những hỗ trợ mà Bộ Tài chính Việt Nam cùng các đoàn thể, cá nhân trong ngành Tài chính đã dành cho Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011.

Đồng thời, Ngài Đại sứ hứa sẽ chuyển tất cả những lời thăm hỏi và những hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân của các bạn Việt Nam tới Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, nhất là người dân khu vực thảm họa. Ngài TANIZAKI Yasuaki khẳng định, đây sẽ là động lực to lớn giúp nhân dân Nhật Bản đoàn kết nhất trí vượt qua khó khăn hiện tại để khôi phục lại đất nước.

PV


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Friday, March 11, 2011

Deputy PM Nguyen Thien Nhan receives President of Chicago University


Deputy PM Nguyen Thien Nhan received US. Professor Robert J. Zimmer, President of the University of Chicago on March 9.

Deputy PM Nguyen Thien Nhan hoped that the University of Chicago will provide more cooperative programs for Vietnamese scientists, following the agreement on scientific research cooperation between the US-based university and Việt Nam National University in Hà Nội.

Deputy PM Nguyễn Thiện Nhân (R) receives US. Professor Robert J. Zimmer (L), President of the University of Chicago, Hà Nội, March 9 – Photo: VGP

The Deputy PM Nguyen Thien Nhan stressed that the Vietnamese Government always attaches importance to cooperate with world’s well-known universities in scientific research, and committed to support the cooperative agreements between Việt Nam National University and the University of Chicago.

The host expected that the University of Chicago will create favorable conditions for Vietnamese students to study in the US, especially in such fields as physics and math.

The University of Chicago is now home to Vietnamese Fields medal professor Ngô Bảo Châu, who joined the University’s math faculty since September 1, 2010.

By Thùy Dung


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Thursday, March 3, 2011

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: 2011 sẽ ‘thả’ giá theo thị trường


Người đứng đầu Bộ Tài chính cho hay, năm 2011 cơ quan này sẽ thực hiện nhiều biện pháp để kìm giá cả, tránh hiện tượng tăng đột biến, đồng thời tiến tới mục tiêu trả nhiều nhóm mặt hàng cho thị trường điều tiết.

Trước thềm năm mới với ngổn ngang những mối lo, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh vẫn dành cho VnExpress.net buổi trò chuyện về những kỳ vọng và thách thức mà ngành tài chính sẽ phải đối mặt trong tài khóa 2011.

vu van ninh

Người đứng đầu ngành tài chính - Bộ trưởng Vũ Văn Ninh.

- Thưa Bộ trưởng, năm 2011, trọng tâm của ngành tài chính sẽ tập trung vào các vấn đề, lĩnh vực gì?

- Năm 2011, nhiệm vụ của chúng tôi là tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; tăng cường công tác quản lý thu, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về thuế; phấn đấu tăng thu ngân sách trên 5% so với dự toán. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách; kiên quyết loại trừ các khoản chi tiêu không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật; cắt giảm các khoản chi không thực sự cần thiết, chưa thật cấp bách như hội họp, đi công tác nước ngoài… Trên cơ sở phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, cần phải điều hành quản lý giá trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường vào thời điểm thích hợp đối với giá cả một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước còn định giá như: điện, than, đất đai, tài nguyên quan trọng… hoàn thiện về mặt cơ chế, chính sách nhằm từng bước thực hiện cơ chế giá dịch vụ trong lĩnh vực y tế, giáo dục…

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nữa mà chúng tôi đặt ra trong năm 2011 là đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, các khoản vay, ứng chi của các cơ quan, đơn vị Nhà nước.

- Nhiều ý kiến lo ngại về lạm phát năm 2011 sẽ rất cao. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?

- Năm 2011, theo nhiều dự báo, kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2010. Kinh tế tăng trưởng, nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất vẫn tăng dẫn đến giá cả sẽ nhích lên. Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu tiếp tục tăng trưởng khoảng 7% (nhưng vẫn thấp so với mức tăng 11,4% của năm 2010). Vì vậy giá cả thị trường vẫn có xu hướng tăng tuy tốc độ tăng có thể thấp hơn tốc độ tăng của năm 2010.

Trong nước, nền kinh tế phục hồi khá nhanh và lấy lại đà tăng trưởng sau ảnh hưởng của khủng hoảng (mục tiêu tổng sản phẩm trong nước tăng 7-7,5% so với năm 2010). Như vậy, nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ sản xuất kinh doanh cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, những tồn tại vốn có của nền kinh tế chưa khắc phục được triệt để ngay như: cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng, nhập siêu, cán cân thanh toán, bội chi cao, hiệu quả sử dụng vốn, kết cấu hạ tầng… tiềm ẩn những yếu tố gây lạm phát. Thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến nền kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Trước những khó khăn của nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước như trên, để thực hiện mục tiêu kiểm soát “Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%” mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính kiến nghị 6 biện pháp cụ thể. Trong số đó có việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh đầu tư, xuất khẩu, đảm bảo tăng trưởng… và đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa không để thiếu hàng; quy hoạch hệ thống cung ứng hàng hóa nhất là một số sản phẩm chủ yếu theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất các biện pháp liên quan đến chính sách tài khóa, phấn đấu tăng thu, giảm bội chi ngân sách, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất hợp lý. Đồng thời, chúng tôi cũng thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan đã cam kết với WTO, rà soát và bãi bỏ các khoản phí bất hợp lý. Đối với mặt hàng xăng dầu, chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng quỹ bình ổn, công cụ phí, thuế để kiểm soát giá.

- Vậy năm 2011, Bộ Tài chính sẽ sử dụng các biện pháp gì để kiểm soát thị trường giá cả để tránh nguy cơ “bung” khi hầu hết các mặt hàng thiết yếu bị kìm quá lâu?

- Chúng tôi đã bàn tới rất nhiều biện pháp, trong đó có việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá theo hướng thị trường. Nghĩa là, giá cả sẽ do thị trường điều tiết. Chúng tôi tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, thông qua việc xây dựng Luật giá thay cho Pháp lệnh giá. Đồng thời, chúng tôi cũng sửa đổi và bổ sung các Nghị định của Chính phủ về thẩm định giá; xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá, cơ chế xác định giá trong các lĩnh vực cụ thể…

Ngoài ra, chúng tôi cũng chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, giá cả trong và ngoài nước. Triển khai và thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá. Một trong những công việc của năm 2011 là phải chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước vào thời điểm thích hợp trong năm đối với giá cả một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước còn định giá như điện, than, nước sạch, đất đai, tài nguyên quan trọng, các loại giá dịch vụ… Tuy nhiên, lộ trình giá thị trường phải được gắn kết chặt chẽ với hoàn thiện hệ thống cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

- Liệu có xảy ra hiện tượng giá xăng dầu bị kìm quá lâu, trong khi doanh nghiệp bị lỗ nặng sẽ dẫn hiện tượng khi tăng thì giá sẽ đột biến, thưa ông?

- Để kiềm chế lạm phát trong năm 2010, Nhà nước đã sử dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện bình ổn giá (không phải là ổn định giá) một số vật tư đầu vào cơ bản của nền kinh tế (điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu…). Vì vậy, trong năm 2010 giá một số vật tư nói trên về cơ bản là không biến động nhiều.

Chủ trương thực hiện kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là chủ trương nhất quán. Giá các hàng hóa, dịch vụ cần thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, để hạn chế tác động bất lợi tới nền kinh tế và đời sống người dân thì cần phải có bước đi, lộ trình và thời điểm thích hợp, không để tăng đột biến.

Đồng thời các ngành, các cấp cần chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp bình ổn giá thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa và có chính sách hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá.

Hồng Anh


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Tuesday, March 1, 2011

Trao đổi với ông Vũ Văn Ninh về việc tăng giá xăng, dầu và giá bán điện


vu-van-ninh

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh (Nguồn: Internet).

Xin Bộ trưởng cho biết cơ sở nào để điều chỉnh giá xăng, dầu và giá điện lần này? 

Chúng ta đã kiềm chế giá bán điện quá lâu, nếu lần này không điều chỉnh mà đợi tới khi điều chỉnh một lần cho phù hợp thì có thể gây sốc cho nền kinh tế, tác động lớn tới đời sống xã hội. Nếu phải điều chỉnh một lần thì giá điện có thể tăng tới 62% so với giá hiện hành, tương đương 670 đồng/kWh.

Tuy nhiên, để hạn chế tác động bất lợi đối với nền kinh tế, đời sống của người dân thì lần này Chính phủ chỉ điều chỉnh bước đầu trên nguyên tắc Nhà nước phải lùi khấu hao tới 90%, tức là chỉ tính 10% khấu hao của ngành điện vào giá thành. Thứ hai, dừng thu một số khoản phí ví dụ như phí môi trường.

Thứ ba là ngành điện tạm thời chưa có lãi, chưa tính lãi vào giá thành. Thứ tư là giá than bán cho ngành điện vẫn ở mức thấp. Thứ năm là các khoản lỗ lớn trước đây của ngành điện tiếp tục được khoanh lại. Do vậy, mức điều chỉnh rất nhỏ, chỉ 165 đồng/kWh.

Với giá xăng dầu cũng vậy, giá xăng dầu của chúng ta đã đi theo tín hiệu thị trường từ cuối năm 2009, đến cuối năm 2010, tình hình lạm phát tăng nhưng Chính phủ có chủ trương chưa điều chỉnh giá. Chính vì bị kìm nén giá nên ngành xăng dầu gặp nhiều khó khăn, giá xăng ở Việt Nam bán thấp hơn so với Lào tới 8.000 đồng/lít. Nếu phải điều chỉnh thì chúng ta phải điều chỉnh khoảng 6.400 đồng/lít, nhưng Chính phủ cũng thấy rằng, nếu điều chỉnh như vậy sẽ tác động xấu tới kinh tế xã hội.

Do vậy, việc điều chỉnh giá xăng lần này cũng chỉ là điều chỉnh bước đầu. Việc điều chỉnh lần này dựa trên nguyên tắc là lùi thuế nhập khẩu xăng, dầu từ mức 2-5% về 0%; thứ hai, ngành xăng, dầu cũng tạm thời chưa tính lãi, thứ ba là toàn bộ lỗ cũ vẫn “treo” lại. Trên tinh thần đó, Chính phủ chỉ điều chỉnh giá xăng tăng 2.900 đồng/lít, vẫn thấp hơn giá xăng tại Lào khoảng 5.000 đồng/lít.

Chúng ta lựa chọn bước đi như vậy là phù hợp và hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

Trong Nghị quyết của Chính phủ về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô có đề cập đến việc tăng thu và giảm chi. Vậy Bộ Tài chính làm thế nào để hoàn thành được nhiệm vụ này? 

Đây cũng là vấn đề phức tạp và khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ tăng cường biện pháp chống thất thu cho ngân sách và quản lý để chống nợ đọng thuế. Thứ hai là tập trung chống chuyển giá, nhất là các doanh nghiệp FDI. Vừa rồi chúng ta cũng đã làm tương đối thành công và huy động được một nguồn lớn cho ngân sách bằng việc kiểm soát buôn lậu qua biên giới. Nếu quản lý tốt được những phần này thì khả năng tăng thu ngân sách năm nay đạt mức Chính phủ đề ra là 7-8%. Trên cơ sở đó thì chúng ta có thể giảm mức bội chi từ 5,3% xuống dưới 5%.

Trên cơ sở của Nghị quyết này thì đâu sẽ là phần việc khó khăn nhất của ngành tài chính trong năm nay, thưa Bộ trưởng? 

Khó khăn nhất là kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả thị trường trong nước. Giá hàng hóa thế giới hiện tăng rất nhanh và mạnh, mà có tới 70% nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất chúng ta phải nhập khẩu. Do vậy, việc kiểm soát giá là khá phức tạp. Vì thế, ngoài các chính sách vĩ mô của các bộ, ngành ở Trung ương, thì cần sự ra quân đồng bộ ở các địa phương. Vấn đề tăng thu và tiết kiệm chi trong bối cảnh hiện nay cũng đòi hỏi sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị thì mới thực hiện được.

Xin cảm ơn ông!

Theo baotintuc

(Theo website Vũ Văn Ninh)