Sunday, July 31, 2011

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 6 tháng cuối năm


Ngày 29/7/2011 tại Hà Nội, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2011. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

vu van ninh

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Hội nghị đã nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm của ngành DTNN, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011. Nhiều tham luận đã được các đại biểu tham dự trình bày tại hội nghị nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành DTNN.

Năm 2011 ngành ngành DTNN nói riêng và Tài chính nói chung triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh vô cùng khó khăn, lạm phát xảy ra hầu hết tại các quốc gia, nhiệm vụ bảo đảm an sinh và ổn định xã hội đặt ra cho ngành Dự trữ nhiều nhiệm vụ hết sức khó khăn nhưng ngành Dự trữ đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh chúc mừng và đánh giá cao những thành quả mà ngành Dự trữ Nhà nước đạt được trong suốt 55 năm qua, đồng thời Bộ trưởng cũng đề nghị ngành Dự trữ cần quyết tâm hơn nữa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và cả những năm tiếp theo.

vu van ninh

Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN Phạm Phan Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng nêu rõ, để thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình ngành DTNN cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để quản lý hàng hoá dự trữ NN, từng bước tăng cường lực lượng dự trữ NN, đặc biệt là các mặt hành dự trữ chiến lược. Cần chủ động lượng hàng hoá cần thiết đảm bảo yêu cầu để đáp ứng kịp thời nhu cầu thường xuyên và nhu cầu đột suất phát sinh như: thiên tai, hạn hán, lũ lụt…. Bên cạnh đó cần xây dựng kế hoạch tổng thể dài hạn để phát triển ngành DTNN, xây dựng bộ máy quản lý có chuyên môn nghiệp vụ sâu, xây dựng kho tàng hiện đại, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng hành hoá dự trữ NN, nâng cao chất lượng bảo quản hàng hoá.

Thay mặt Tổng cục DTNN, Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng đã cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Bộ trưởng dành cho ngành DTNN. Tổng cục trưởng khẳng định, toàn ngành DTNN sẽ khắc phục những tồn tại, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài chính giao phó….

PV


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Friday, July 22, 2011

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Đề xuất Quốc hội miễn giảm thuế cho DN và cá nhân


Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, trong phiên làm việc tại Quốc hội chiều ngày 21/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình bày Tờ trình về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011.

Theo đó, Chính phủ đề xuất miễn giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến…giảm 50% mức thuế khoán từ quý III/2011 đến hết năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ cho thuê đối với công nhân, sinh viên…

    Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh

Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Chính phủ cũng đề nghị miễn thuế TNCN từ ngày 1/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Miễn thuế TNCN từ ngày 1/8 đến hết ngày 31/12/2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 của biểu thuế luỹ tiến từng phần …

Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, tạo sự yên tâm cho người lao động.

Theo đánh giá của Chính phủ, việc miễn giảm thuế theo các chính sách miễn giảm thuế nêu trên chủ yếu tác động đến thu ngân sách nhà nước năm 2011 và một phần trong năm 2012.

Bởi tổng số thuế giãn năm 2011 khoảng 6.900 tỷ đồng (sẽ thu vào năm 2012), tổng số thuế miễn, giảm năm 2011 khoảng 4.200 tỷ đồng, tổng số thuế miễn giảm năm 2012 khoảng 2.200 tỷ đồng.

Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Phùng Quốc Hiển trình bày, việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua một số giải pháp miến, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, TNCN, thuế GTGT nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động là cần thiết.

Uỷ ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nên xem xét đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (236.500 doanh nghiệp). Bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn đang rất cần sự hỗ trợ nhưng lại không được hưởng chính sách này, hơn nữa theo quy định của Luật quản lý thuế thì việc miễn giảm thuế không áp dụng đồng loạt mà phải xem xét đối với từng trường hợp cụ thể

Đối với việc giảm 50% mức thuế khoán thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCN , đa số ý kiến của Uỷ ban Tài chính- Ngân sách cho rằng, rất cần thiết, tuy nhiên các đại biểu đề nghị cần có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, có chế tài đủ mạnh để chính sách hỗ trợ này đến được với người lao động, học sinh, sinh viên

Theo tờ trình của Chính phủ, để bù đắp số thuế miễn giảm theo chính sách đề xuất này, Chính phủ đã và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp như tăng thu từ dầu thô được dự báo mức giá bình quân từ đầu năm đến nay là 103 USD/ thùng, tăng 26 USD/ thùng so với giá dự toán đã được Quốc hội phê duyệt.

Thứ hai là tăng thu do điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng xa xỉ không khuyến khích nhập khẩu để hạn chế nhập siêu như ô tô, tăng thu từ thuế tài nguyên, từ việc thực hiện các biện pháp quyết liệt chống thất thu, chống chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trước đó, Quốc hội cũng đã nghe Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 và Quốc hội cũng đã thảo luận thông qua danh sách Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu với kết quả 99,2% số đại biểu thông qua.

PV tổng hợp


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Thursday, July 21, 2011

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN


Chiều 21-7, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XII Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2009. Báo cáo thẩm tra chỉ rõ: quyết toán NSNN năm 2009 có những tiến bộ so với những năm trước đây, đã thực hiện khoá sổ, lập báo cáo quyết toán ngân sách năm cơ bản đúng thời hạn; công tác hạch toán kế toán, quyết toán NSNN của các bộ, ngành và địa phương phản ánh sát thực về tình hình tài chính, NSNN…

vu van ninh

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh. Ảnh: Internet

Dư nợ Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn

Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, làm cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ chuyển hướng mục tiêu điều hành năm 2009 từ chống lạm phát sang chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Chính phủ đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp nhằm kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả đầu tư; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; mở rộng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ thực hiện kịp thời, quyết liệt các giải pháp nêu trên, cùng với sự đồng thuận và quan tâm thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn, tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 5,32% (Nghị quyết của Quốc hội đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5% xuống 5%); chặn đà suy giảm xuất khẩu; nhiệm vụ thu, chi NSNN đạt kết quả quan trọng.

Trong phần trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2009, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nêu rõ: Dự toán thu NSNN 389.900 tỷ đồng, quyết toán 454.786 tỷ đồng; tăng 16,6% (64.886 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó: thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 17.429 tỷ đồng, thu từ nhà đất tăng 19.138 tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại tăng 2.908 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính tăng 3.268 tỷ đồng; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước tăng 4,1% (16.096 tỷ đồng) so với dự toán.

Dự toán chi NSNN 491.300 tỷ đồng, quyết toán 561.273 tỷ đồng, tăng 14,2% (69.973 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (tăng 68.563 tỷ đồng) để chống suy giảm kinh tế. Tăng chi được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách, nguồn tăng bội chi NSNN và nguồn tăng thu NSNN.

Tại Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Quốc hội cho phép mức bội chi NSNN dưới 7% GDP. Tại kỳ họp thứ năm (tháng 5, tháng 6 năm 2010), Chính phủ đã có báo cáo số 13/BC-CP ngày 16-10-2009 trình Quốc hội cho phép điều hành bôi chi NSNN ở mức 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP. Quyết toán bội chi là 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép. Số tăng bội chi được sử dụng để thu hồi số vốn đã ứng cho gói kích cầu theo đúng ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Về bù đắp: vay trong nước 78.150 tỷ dồng; vay ngoài nước 36.292 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện dự toán thu, chi, bội chi như vậy, tính đến 31-12-2009, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ công trái giáo dục và trái phiếu Chính phủ) bằng 42% GDP, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 39% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Vẫn còn những tồn tại

Mặc dù đánh giá tốt về Quyết toán NSNN năm 2009, Nhưng Uỷ ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại.

Dự toán năm 2009 được xây dựng trong điều kiện tình hình kinh tế-xã hội trong và ngoài nước biến động khó lường, do vậy, việc dự báo để xây dựng dự toán sát thực tế là khó khăn. Tuy nhiên, kết quả thực hiện NSNN có khoảng cách chên lệch khá lớn. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan của năm 2009, sự nỗ lực phấn đấu tăng thu của các cấp chính quyền địa phương thì chất lượng công tác dự báo và xây dựng dự toán còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành NSNN trong phát triển kinh tế-xã hội.

Trong công tác quản lý thu, việc kiểm tra, thanh tra thuế còn chưa được thực sự tăng cường. Ở một số địa phương số vụ thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm có xu thế giảm. Trong khi đó lại thiếu công cụ kiểm soát đối với các tổ chức và cá nhân nên thất thu về thuế còn khá lớn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XII Phùng Quốc Hiển cũng chỉ rõ: Việc chấp hành các quy định về chi NSNN ở một số bộ, ngành và địa phương, đơn vị còn chưa tốt. Nhiều khoản chi tăng đột biến, một số khoản chi không đạt dự toán ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, ở một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng sử dụng ngân sách cho vay sai quy định, tạm ứng lớn, có số dư nợ phải thu lớn, kéo dài, quản lý nợ thiếu chặt chẽ, nhiều khoản tạm ứng khó thu hồi.

Xuân Dũng


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN


Chiều 21-7, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XII Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2009. Báo cáo thẩm tra chỉ rõ: quyết toán NSNN năm 2009 có những tiến bộ so với những năm trước đây, đã thực hiện khoá sổ, lập báo cáo quyết toán ngân sách năm cơ bản đúng thời hạn; công tác hạch toán kế toán, quyết toán NSNN của các bộ, ngành và địa phương phản ánh sát thực về tình hình tài chính, NSNN…

vu van ninh

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh. Ảnh: Internet

Dư nợ Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn

Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, làm cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ chuyển hướng mục tiêu điều hành năm 2009 từ chống lạm phát sang chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Chính phủ đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp nhằm kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả đầu tư; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; mở rộng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ thực hiện kịp thời, quyết liệt các giải pháp nêu trên, cùng với sự đồng thuận và quan tâm thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn, tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 5,32% (Nghị quyết của Quốc hội đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5% xuống 5%); chặn đà suy giảm xuất khẩu; nhiệm vụ thu, chi NSNN đạt kết quả quan trọng.

Trong phần trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2009, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nêu rõ: Dự toán thu NSNN 389.900 tỷ đồng, quyết toán 454.786 tỷ đồng; tăng 16,6% (64.886 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó: thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 17.429 tỷ đồng, thu từ nhà đất tăng 19.138 tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại tăng 2.908 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính tăng 3.268 tỷ đồng; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước tăng 4,1% (16.096 tỷ đồng) so với dự toán.

Dự toán chi NSNN 491.300 tỷ đồng, quyết toán 561.273 tỷ đồng, tăng 14,2% (69.973 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (tăng 68.563 tỷ đồng) để chống suy giảm kinh tế. Tăng chi được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách, nguồn tăng bội chi NSNN và nguồn tăng thu NSNN.

Tại Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Quốc hội cho phép mức bội chi NSNN dưới 7% GDP. Tại kỳ họp thứ năm (tháng 5, tháng 6 năm 2010), Chính phủ đã có báo cáo số 13/BC-CP ngày 16-10-2009 trình Quốc hội cho phép điều hành bôi chi NSNN ở mức 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP. Quyết toán bội chi là 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép. Số tăng bội chi được sử dụng để thu hồi số vốn đã ứng cho gói kích cầu theo đúng ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Về bù đắp: vay trong nước 78.150 tỷ dồng; vay ngoài nước 36.292 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện dự toán thu, chi, bội chi như vậy, tính đến 31-12-2009, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ công trái giáo dục và trái phiếu Chính phủ) bằng 42% GDP, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 39% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Vẫn còn những tồn tại

Mặc dù đánh giá tốt về Quyết toán NSNN năm 2009, Nhưng Uỷ ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại.

Dự toán năm 2009 được xây dựng trong điều kiện tình hình kinh tế-xã hội trong và ngoài nước biến động khó lường, do vậy, việc dự báo để xây dựng dự toán sát thực tế là khó khăn. Tuy nhiên, kết quả thực hiện NSNN có khoảng cách chên lệch khá lớn. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan của năm 2009, sự nỗ lực phấn đấu tăng thu của các cấp chính quyền địa phương thì chất lượng công tác dự báo và xây dựng dự toán còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành NSNN trong phát triển kinh tế-xã hội.

Trong công tác quản lý thu, việc kiểm tra, thanh tra thuế còn chưa được thực sự tăng cường. Ở một số địa phương số vụ thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm có xu thế giảm. Trong khi đó lại thiếu công cụ kiểm soát đối với các tổ chức và cá nhân nên thất thu về thuế còn khá lớn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XII Phùng Quốc Hiển cũng chỉ rõ: Việc chấp hành các quy định về chi NSNN ở một số bộ, ngành và địa phương, đơn vị còn chưa tốt. Nhiều khoản chi tăng đột biến, một số khoản chi không đạt dự toán ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, ở một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng sử dụng ngân sách cho vay sai quy định, tạm ứng lớn, có số dư nợ phải thu lớn, kéo dài, quản lý nợ thiếu chặt chẽ, nhiều khoản tạm ứng khó thu hồi.

Xuân Dũng


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN


Chiều 21-7, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XII Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2009. Báo cáo thẩm tra chỉ rõ: quyết toán NSNN năm 2009 có những tiến bộ so với những năm trước đây, đã thực hiện khoá sổ, lập báo cáo quyết toán ngân sách năm cơ bản đúng thời hạn; công tác hạch toán kế toán, quyết toán NSNN của các bộ, ngành và địa phương phản ánh sát thực về tình hình tài chính, NSNN…

vu van ninh

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh. Ảnh: Internet

Dư nợ Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn

Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, làm cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ chuyển hướng mục tiêu điều hành năm 2009 từ chống lạm phát sang chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Chính phủ đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp nhằm kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả đầu tư; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; mở rộng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ thực hiện kịp thời, quyết liệt các giải pháp nêu trên, cùng với sự đồng thuận và quan tâm thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn, tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 5,32% (Nghị quyết của Quốc hội đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5% xuống 5%); chặn đà suy giảm xuất khẩu; nhiệm vụ thu, chi NSNN đạt kết quả quan trọng.

Trong phần trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2009, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nêu rõ: Dự toán thu NSNN 389.900 tỷ đồng, quyết toán 454.786 tỷ đồng; tăng 16,6% (64.886 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó: thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 17.429 tỷ đồng, thu từ nhà đất tăng 19.138 tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại tăng 2.908 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính tăng 3.268 tỷ đồng; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước tăng 4,1% (16.096 tỷ đồng) so với dự toán.

Dự toán chi NSNN 491.300 tỷ đồng, quyết toán 561.273 tỷ đồng, tăng 14,2% (69.973 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (tăng 68.563 tỷ đồng) để chống suy giảm kinh tế. Tăng chi được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách, nguồn tăng bội chi NSNN và nguồn tăng thu NSNN.

Tại Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Quốc hội cho phép mức bội chi NSNN dưới 7% GDP. Tại kỳ họp thứ năm (tháng 5, tháng 6 năm 2010), Chính phủ đã có báo cáo số 13/BC-CP ngày 16-10-2009 trình Quốc hội cho phép điều hành bôi chi NSNN ở mức 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP. Quyết toán bội chi là 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép. Số tăng bội chi được sử dụng để thu hồi số vốn đã ứng cho gói kích cầu theo đúng ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Về bù đắp: vay trong nước 78.150 tỷ dồng; vay ngoài nước 36.292 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện dự toán thu, chi, bội chi như vậy, tính đến 31-12-2009, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ công trái giáo dục và trái phiếu Chính phủ) bằng 42% GDP, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 39% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Vẫn còn những tồn tại

Mặc dù đánh giá tốt về Quyết toán NSNN năm 2009, Nhưng Uỷ ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại.

Dự toán năm 2009 được xây dựng trong điều kiện tình hình kinh tế-xã hội trong và ngoài nước biến động khó lường, do vậy, việc dự báo để xây dựng dự toán sát thực tế là khó khăn. Tuy nhiên, kết quả thực hiện NSNN có khoảng cách chên lệch khá lớn. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan của năm 2009, sự nỗ lực phấn đấu tăng thu của các cấp chính quyền địa phương thì chất lượng công tác dự báo và xây dựng dự toán còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành NSNN trong phát triển kinh tế-xã hội.

Trong công tác quản lý thu, việc kiểm tra, thanh tra thuế còn chưa được thực sự tăng cường. Ở một số địa phương số vụ thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm có xu thế giảm. Trong khi đó lại thiếu công cụ kiểm soát đối với các tổ chức và cá nhân nên thất thu về thuế còn khá lớn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XII Phùng Quốc Hiển cũng chỉ rõ: Việc chấp hành các quy định về chi NSNN ở một số bộ, ngành và địa phương, đơn vị còn chưa tốt. Nhiều khoản chi tăng đột biến, một số khoản chi không đạt dự toán ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, ở một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng sử dụng ngân sách cho vay sai quy định, tạm ứng lớn, có số dư nợ phải thu lớn, kéo dài, quản lý nợ thiếu chặt chẽ, nhiều khoản tạm ứng khó thu hồi.

Xuân Dũng


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN


Chiều 21-7, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XII Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2009. Báo cáo thẩm tra chỉ rõ: quyết toán NSNN năm 2009 có những tiến bộ so với những năm trước đây, đã thực hiện khoá sổ, lập báo cáo quyết toán ngân sách năm cơ bản đúng thời hạn; công tác hạch toán kế toán, quyết toán NSNN của các bộ, ngành và địa phương phản ánh sát thực về tình hình tài chính, NSNN…

vu van ninh

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh. Ảnh: Internet

Dư nợ Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn

Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, làm cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ chuyển hướng mục tiêu điều hành năm 2009 từ chống lạm phát sang chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Chính phủ đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp nhằm kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả đầu tư; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; mở rộng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ thực hiện kịp thời, quyết liệt các giải pháp nêu trên, cùng với sự đồng thuận và quan tâm thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn, tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 5,32% (Nghị quyết của Quốc hội đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5% xuống 5%); chặn đà suy giảm xuất khẩu; nhiệm vụ thu, chi NSNN đạt kết quả quan trọng.

Trong phần trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2009, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nêu rõ: Dự toán thu NSNN 389.900 tỷ đồng, quyết toán 454.786 tỷ đồng; tăng 16,6% (64.886 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó: thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 17.429 tỷ đồng, thu từ nhà đất tăng 19.138 tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại tăng 2.908 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính tăng 3.268 tỷ đồng; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước tăng 4,1% (16.096 tỷ đồng) so với dự toán.

Dự toán chi NSNN 491.300 tỷ đồng, quyết toán 561.273 tỷ đồng, tăng 14,2% (69.973 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (tăng 68.563 tỷ đồng) để chống suy giảm kinh tế. Tăng chi được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách, nguồn tăng bội chi NSNN và nguồn tăng thu NSNN.

Tại Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Quốc hội cho phép mức bội chi NSNN dưới 7% GDP. Tại kỳ họp thứ năm (tháng 5, tháng 6 năm 2010), Chính phủ đã có báo cáo số 13/BC-CP ngày 16-10-2009 trình Quốc hội cho phép điều hành bôi chi NSNN ở mức 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP. Quyết toán bội chi là 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép. Số tăng bội chi được sử dụng để thu hồi số vốn đã ứng cho gói kích cầu theo đúng ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Về bù đắp: vay trong nước 78.150 tỷ dồng; vay ngoài nước 36.292 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện dự toán thu, chi, bội chi như vậy, tính đến 31-12-2009, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ công trái giáo dục và trái phiếu Chính phủ) bằng 42% GDP, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 39% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Vẫn còn những tồn tại

Mặc dù đánh giá tốt về Quyết toán NSNN năm 2009, Nhưng Uỷ ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại.

Dự toán năm 2009 được xây dựng trong điều kiện tình hình kinh tế-xã hội trong và ngoài nước biến động khó lường, do vậy, việc dự báo để xây dựng dự toán sát thực tế là khó khăn. Tuy nhiên, kết quả thực hiện NSNN có khoảng cách chên lệch khá lớn. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan của năm 2009, sự nỗ lực phấn đấu tăng thu của các cấp chính quyền địa phương thì chất lượng công tác dự báo và xây dựng dự toán còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành NSNN trong phát triển kinh tế-xã hội.

Trong công tác quản lý thu, việc kiểm tra, thanh tra thuế còn chưa được thực sự tăng cường. Ở một số địa phương số vụ thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm có xu thế giảm. Trong khi đó lại thiếu công cụ kiểm soát đối với các tổ chức và cá nhân nên thất thu về thuế còn khá lớn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XII Phùng Quốc Hiển cũng chỉ rõ: Việc chấp hành các quy định về chi NSNN ở một số bộ, ngành và địa phương, đơn vị còn chưa tốt. Nhiều khoản chi tăng đột biến, một số khoản chi không đạt dự toán ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, ở một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng sử dụng ngân sách cho vay sai quy định, tạm ứng lớn, có số dư nợ phải thu lớn, kéo dài, quản lý nợ thiếu chặt chẽ, nhiều khoản tạm ứng khó thu hồi.

Xuân Dũng


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Kỷ luật hơn 1.500 đơn vị, cá nhân sai phạm quản lý tài chính


Ngoài 1.554 đơn vị, cá nhân bị xử lý kỷ luật theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước do có sai phạm trong quản lý tài chính – ngân sách năm 2008, 63 trường hợp khác đang được Chính phủ xem xét, xử lý.

vu van ninh

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh (Ảnh: Việt Hưng)

Đó là một phần nội dung trong báo cáo Quyết toán Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2009 Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh thừa ủy quyền của Thủ tướng đã trình bày trước Quốc hội chiều 21/7.

Theo đó, tổng thu ngân sách năm 2009 đạt hơn 454.000 tỷ đồng, tăng 16,6% so với dự toán thu 389.900 tỷ đồng đã được Quốc hội khóa XII thông qua.

Mức quyết toán chi cũng tăng cao lên mức 561.273 tỷ đồng, vượt 69.973 tỷ đồng so với dự toán. Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, điều này chủ yếu do tăng chi đầu tư phát triển để chống suy giảm kinh tế.

Mức bội chi ngân sách năm 2009 theo quyết toán là 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP và nằm trong giới hạn cho phép mà Quốc hội khóa XII đã thông qua. Tính đến 31/12/2009, dư nợ chính phủ là 705.000 tỷ đồng, bằng 42% GDP; dư nợ nước ngoài ở mức 36,5 tỷ USD, bằng 39% GDP. Các con số này được Chính phủ khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn.

Theo trình bày của Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Vương Đình Huệ, đến 31/3/2011, việc thực hiện xử lý tài chính theo kiến nghị của KTNN đạt 9.157,8 tỷ đồng, tương đương 69,1% tổng số kiến nghị. Cũng theo KTNN, đã có 19 kiến nghị về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách của cơ quan này được Chính phủ, các bộ ngành và địa phương thực hiện; số còn là đang được thực hiện.

Còn theo báo cáo của Chính phủ, kết quả xử lý các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) liên quan đến thu, chi ngân sách đạt 3.908 tỷ đồng, đạt 81,1% so với kiến nghị. Số còn lại chưa thực hiện, ngoài nguyên nhân phải trừ dần vào thu nhập của đơn vị, cá nhân theo quy định, còn do một số đơn vị chưa truy nộp đủ vào ngân sách vì chưa đồng ý với kiến nghị của KTNN và tiếp tục kiến nghị KTNN xem xét lại.

Các cơ quan thẩm quyền cũng đã tiếp thu, sửa đổi bổ sung 11 văn bản, 4 văn bản khác đang được nghiên cứu, lấy ý kiến từ các bộ, ngành lien quan để sửa đổi, bổ sung.

Liên quan đến kết quả xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quản lý tài chính – ngân sách theo kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán năm 2009 đối với quản lý tài chính – ngân sách năm 2008, báo cáo của Chính phủ cho biết: đã xử lý kỷ luật 1.544 đơn vị, cá nhân trong số 1.617 đơn vị, cá nhân bị kiến nghị xủ lý. 63 trường hợp còn lại đang được xem xét, xử lý.

Về phía KTNN, căn cứ kết quả kiểm toán năm 2010 về niên độ 2009, cơ quan này kiến nghị Chính phủ và Quốc hội xử lý tài chính 17.095,1 tỷ đồng,; chỉ đạo các bộ ngành, địa phương kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân khuyết điểm, sai phạm.

Cũng trong chiều 21/7, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã trình bày báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách năm 2009. Nhìn chung, Ủy ban Tài chính và KTNN thống nhất với báo cáo quyết toán ngân sách 2009 của Chính phủ, trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán thu, chi với số thu 629.187 tỷ đồng, tổng chi 715.216 tỷ đồng, bội chi 114.442 tỷ đồng.

PV


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Wednesday, July 20, 2011

Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh, phát biểu tại phiên họp Quốc Hội


Đồng chí Vũ Văn Ninh, phát biểu tại phiên họp

Trong phiên họp buổi chiều 21/7, Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh đã trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009; Tờ trình về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011.

Cũng trong chiều nay, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã trình bày Báo cáo thẩm tra về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và cá nhân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011.

>>> Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Bội chi ngân sách bằng 6,9% GDP

Theo đó, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước là 629.187 tỷ đồng, tổng chi 715.216 tỷ đồng, trong đó chi trả nợ, viện trợ chiếm hơn 13%. Bội chi ngân sách là 114.442 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP. Tính đến 31/12/2009, dư nợ chính phủ là 705.000 tỷ đồng, bằng 42% GDP; dư nợ nước ngoài ở mức 36,5 tỷ USD, bằng 39% GDP. Các con số này được Chính phủ khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn.

Trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, báo cáo quyết toán của Chính phủ “hội đủ điều kiện cần thiết để trình QH xem xét, phê chuẩn”. Tuy nhiên, nhiều khoản chi tăng đột biến. Tổng chi ngân sách năm 2009 đạt 561.273 tỷ đồng, tăng 142% trong đó tăng chi đầu tư phát triển là 60,8%.

Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, chi cho quốc phòng, an ninh năm 2009 ở mức 10,4% (58.593 tỷ đồng) tổng chi ngân sách.

Trong năm, Nhà nước đã bổ sung kinh phí từ nguồn tăng thu và nguồn dự phòng ngân sách hơn 4.000 tỷ đồng so với kế hoạch, để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về thuế cho DN và cá nhân

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, song còn chứa nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, giá nguyên liệu cơ bản và lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao, lạm phát tăng ở nhiều quốc gia, nguy cơ khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, … Ở trong nước, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động bất lợi của kinh tế thế giới (kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 1,6 lần GDP) và những hạn chế nội tại; lạm phát tăng cao, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh, nhập siêu lớn, lãi suất cho vay cao làm tăng chi phí đầu vào. Để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 02-KL/TW ngày 16 tháng 3 năm 2011, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 59/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 và triển khai thực hiện nhiều giải pháp.

Sau 6 tháng quyết liệt tập trung triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nền kinh tế đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực: Thị trường ngoại tệ, tỷ giá, vàng ổn định; tăng trưởng tín dụng được kiểm soát; thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang dần được cải thiện; thu chi ngân sách đạt khá; tiết kiệm chi được thực hiện nghiêm túc; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm lại và có chiều hướng giảm dần; kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng cao; việc cắt giảm và điều chuyển, giãn tiến độ đầu tư công đã được thực hiện theo đúng quy định; sản xuất công nghiệp tăng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh; an sinh xã hội được quan tâm; an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Những kết quả bước đầu tích cực trên khẳng định các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đề ra trong Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 59/2011/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là đúng hướng và phù hợp với diễn biến tình hình thực tế của đất nước.

Chính phủ đã thực hiện gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội và một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh quan trọng. Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định đời sống người lao động, Chính phủ trình Quốc hội giải pháp về miễn, giảm thuế như sau:

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp: giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội và một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh quan trọng.

2. Giảm 50% mức thuế khoán (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp) từ Quý III năm 2011 đến hết năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2010.

3. Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

a) Miễn thuế TNCN từ ngày 01/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 đối với:

- Cổ tức được chia cho cá nhân (trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, các quỹ đầu tư tài chính, các tổ chức tín dụng) từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp nhằm góp phần ổn định và khuyến khích đầu từ vốn trực tiếp vào sản xuất kinh doanh và đảm bảo bình đẳng với thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hiện đang được miễn thuế: khi Chính phủ trình dự án Luật thuế TNCN ra Quốc hội dự kiến thu thuế cả cổ tức và tiền lãi tiết kiệm theo thông lệ quốc tế (hầu hết các nước đều thu thuế TNCN đối với lãi tiết kiệm); sau khi xem xét đã quyết định không thu đối với lãi tiền gửi tiết kiệm.

Không miễn thuế đối với cổ tức được chia từ các ngân hàng cổ phần, các quỹ đầu tư tài chính, các tổ chức tín dụng vì năm 2009-2010 các ngân hàng cổ phần đều trả cổ tức với mức cao trên 10% vốn cổ phần.

- Miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân (20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên giá trị chuyển nhượng) để góp phần ổn định thị trường chứng khoán, huy động vốn cho đầu tư phát triển sản xuất

kinh doanh.

Hoạt động của thị trường chứng khoán từ năm 2009 đến nay chỉ số Vn-Index luôn giảm điểm (ngày 31/12/2009 là 495,36 điểm, đến 31/12/2010 còn 486,66 điểm; trong 6 tháng đầu năm 2011, chỉ số Vn-Index giảm khoảng 53 điểm – từ 485,72 điểm trong phiên giao dịch đầu năm xuống còn 432,54 điểm vào ngày 30/6/2011, tương đương giảm gần 11%), xét trên bình diện tổng thể, nhà đầu tư hầu như không có thu nhập, thậm chí lỗ. Hiện nay đa số nhà đầu tư nộp thuế 0,1% trên giá trị chuyển nhượng nên có trường hợp lỗ vẫn phải nộp thuế.

Để thị trường chứng khoán phục hồi, vấn đề quan trọng là các chỉ số kinh tế vĩ mô phải ổn định, bền vững, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, vì vậy cần có thời gian nhất định; mặt khác, cuối năm 2012 Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN. Với các lý do đó, Chính phủ đề nghị miễn thuế đến hết năm 2012 cho các đối tượng nêu tại điểm a.

b) Miễn thuế TNCN từ ngày 01/8/2011 đến hết ngày 31/12/2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế TNCN (bậc 5% đối với cá nhân sau khi tính giảm trừ gia cảnh có thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng).

Các cá nhân thuộc diện được miễn thuế bao gồm: cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng; cá nhân có 1 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng; cá nhân có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng/tháng…

Thực hiện các giải pháp nêu trên sẽ góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh (giảm bớt được vay vốn với lãi suất cao), người lao động bớt khó khăn, ổn định đời sống, từ đó có động lực để yên tâm lao động sản xuất kinh doanh. Đối với ngân sách nhà nước, tác động đến thu ngân sách như sau:

1. Về gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN 01 năm đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sau khi được giảm 30% là khoảng 6.900 tỷ đồng (số này sẽ thu vào năm 2012).

2. Giảm 50% mức thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ cho công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên thuê; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, doanh nghiệp cung cấp suất ăn ca cho công nhân, dự kiến giảm khoảng 800 – 900 tỷ đồng.

3. Giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp cung ứng suất ăn ca cho công nhân: do thuế giá trị giá tăng có tính chất khấu trừ liên hoàn, số thuế đầu ra của doanh nghiệp cung ứng suất ăn ca là số thuế đầu vào mà các doanh nghiệp mua suất ăn được khấu trừ cho nên nói chung sẽ không ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách.

4. Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với những doanh nghiệp thuộc đối tượng được giãn nộp thuế:

(i) Tổng số doanh nghiệp thuộc diện được giảm 30% số thuế phải nộp năm 2011 khoảng 303.200 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 236.500 doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động khoảng 66.700 doanh nghiệp.

(ii) Giảm thu ngân sách khoảng 3.700 tỷ đồng.

5. Miễn 5% thuế TNCN đối với thu nhập từ cổ tức của nhà đầu tư chứng khoán: dự kiến giảm khoảng 800-900 tỷ đồng.

6. Miễn thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân: dự kiến giảm khoảng 360 tỷ đồng.

7. Miễn thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế TNCN: dự kiến giảm khoảng 630 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong báo cáo Thẩm tra của UB Tài chính-Ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng báo cáo QH về đề nghị bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và cá nhân cụ thể như: giảm 30% thuế TNDN, giảm 50% mức thuế khoán thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, miễn thuế đối với cổ tức, miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán và miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh…

Ủy ban Tài chính và Kiểm toán nhà nước thống nhất với báo cáo quyết toán ngân sách 2009 của Chính phủ, trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán thu, chi với số thu 629.187 tỷ đồng, tổng chi 715.216 tỷ đồng, bội chi 114.442 tỷ đồng.

Thu Anh


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Tuesday, July 19, 2011

Minister of Finance Vu Van Ninh visits to Quang Binh province


Justice Minister Ha Hung Cuong, together with Minister of Finance Vu Van Ninh, Minister of Transport Ho Nghia Dung and Minister of Trade and Industry Vu Huy Hoang, on July 16 paid a working visit to Quang Binh province.

vu-van-ninh

Minister of Finance Vu Van Ninh visits to Quang Binh province

The delegation was sincerely welcomed by Mr. Luong Ngoc Binh -Secretary of the Quang Binh Provincial Party Committee andChairman of Provincial People’s Council and Mr. Nguyen Huu Hoai – Deputy Secretaryof the Quang Binh Provincial Party Committee and Chairman of People’s Committee.

Addressing at the meeting, the Ministers appreciated the province’s gained achievements and expressed the hope that Quang Binh would strive to escape from the poor province status and basically become a developed province in the region.

On behalf of the provincial leaders, Mr. Luong Ngoc Binh promised to study the ministers’ guidances and took measures to successfully implement the 11th Party Congress Resolution and the 15th Provincial Party Congress Resolution.

In the afternoon of the same day, Minister Ha Hung Cuong, Minister Vu Van Ninh and Mr. Vu Huy Hoang offered incense to commemorate the heroic martyrs at Quang Tri Old Citadel and visited Road No.9 Cemetery and the National Truong Son MartyrsCemetery./.-ITD


(Theo website Vũ Văn Ninh)

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh chúc mừng Ban Lãnh đạo PVI Holdings


Ngày 18/7/2011, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, PVI đã tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động – Ra mắt PVI Holdings và 2 đơn vị thành viên.

Tập thể Lãnh đạo và CBNV PVI hết sức tự hào khi được đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới dự. Tới dự buổi lễ còn có đồng chí Tô Huy Rứa , Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Vũ Văn Ninh, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; cùng nhiều đại diện lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ban ngành. Sự có mặt của các Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ trong buổi lễ trao tặng này là niềm vinh dự lớn lao đối với Ban Lãnh đạo PVI cũng như từng cá nhân CBNV PVI.

vu-van-ninh

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và Tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Bảo hiểm PVI và Công ty Tái bảo hiểm PVI (2 đơn vị thành viên của PVI Holdings)

Tại buổi lễ, PVI Holdings và 2 đơn vị thành viên: Tổng công ty Bảo hiểm PVI, Công ty Tái bảo hiểm PVI cũng đã được chính thức ra mắt. Theo đó, Tổng công ty Bảo hiểm PVI hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ; Công ty Tái bảo hiểm PVI hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm.

Đây là một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển của PVI. Sự ra mắt của PVI Holdings và 2 đơn vị thành viên đã khẳng định được vị thế, tiềm lực của PVI đồng thời cũng hứa hẹn mạng lại những thành công mới, những cơ hội mới cho PVI

Được Đảng và Nhà nước trao tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động vừa  mang lại niềm vinh dự tự hào to lớn nhưng cũng đem tới trách nhiệm lớn lao hơn nữa. Tòan thể Ban Lãnh đạo PVI cũng như tòan thể các CBNV cần phải cố gắng hết mình, luôn giữ vững tinh thần “Đổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời” để xứng đáng là một đơn vị anh hùng trong Tập đòan Dầu khí Anh hùng của Dân tộc Việt Nam Anh hùng.


(Theo website Vũ Văn Ninh)